Odo có tên đầy đủ là Odometer, có nghĩa là đồng hồ đo quãng đường của xe đã đi. Chỉ số đồng hồ odo được thiết kế nhằm giúp người dùng ngoài việc biết được quãng đường đã đi của mình còn giúp người dùng biết được thời gian cần bảo trì, bảo dưỡng xe đúng kỳ.
Tại Việt Nam, Odo còn được gọi là công tơ mét. Vì vậy, hầu hết đơn vị đo lường trên các dòng xe ở nước ta chủ yếu là km trong khi nhiều nước đều dùng đơn vị dặm. Odo có nhiều loại như tự động, cơ học hoặc bán tự động.
Theo các chuyên gia thì đây không phải là yếu tố đáng để tham khảo khi xác định tuổi thọ xe.
Nguyên nhân là vì trong một số trường hợp Odo có thể bị tua ngược, sửa chữa hoặc thay thế nhằm mục đích thay đổi quãng đường xe đã đi, biến xe có giá trị cao hơn vì đánh lừa người mua rằng xe vẫn còn mới.
Vì vậy, thay vì kiểm tra Odo, khi mua xe cũ, bạn nên kiểm tra giấy tờ mua bán xe, lịch sử bảo dưỡng, điều kiện xe (nội thất, ngoại thất, khả năng vận hành của xe,…).
Tại mỗi lần bảo dưỡng xe ô tô tại các trung tâm thì những nhân viên bảo dưỡng sẽ ghi lại số km đã đi được tại thời điểm đó.
Vì vậy để chắc chắn rằng đồng hồ công-tơ-mét có bị tua hay không thì bạn nên yêu cầu phía bên người bán cho xem sổ bảo hành, bảo dưỡng. Tuy nhiên,bạn nên kiểm tra lịch sử bảo dưỡng trực tiếp do con số này có thể làm giả.
Ngoài việc kiểm tra hồ sơ bảo dưỡng xe ô tô bạn cũng có thể kiểm tra biên lai thay dầu vì mỗi lần thay dầu, chiếc xe đó cũng được lưu lại số km để tiện cho việc theo dõi lịch trình thay dầu của chiếc xe.
Theo khuyến cáo của hãng thì lần thay dầu động cơ lần đầu là sau khi đi được 1.000km và 5.000km cho những lần tiếp theo.
Những con ốc vít trên xe sẽ nói lên sự thật rằng chiếc xe này đã từng được sửa chữa hay chưa. Bạn chỉ cần quan sát xem ở những con ốc trên có xuất hiện vết trầy xước hay không là có thể nắm được một phần của dấu hiệu.
Độ mòn của những chiếc lốp xe là một trong những dấu hiệu cho bạn biết rằng chiếc xe này di chuyển nhiều hay ít, từ đó có thể so sánh với số Odo trên xe ô tô.